For advertisement CCI - Banner A1 - 2023/24 A1: VCOSA Timeline

Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt May Việt Nam

I. Bức tranh dệt may toàn cầu

1. Tổng quan về thị trường dệt may toàn cầu (tại thời điểm 31/12/2018)

  • Dân số thế giới: 7,6 tỷ người (tăng bình quân 1% năm)
  • Doanh thu bán lẻ dệt may: 954 tỷ US$ (tương đương 125 US$/người/năm; tăng bình quân 3% năm, dự kiến đạt 1.640 tỷ vào năm 2030)
  • Thị trường nhập khẩu chính: Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); EU (28 quốc gia); Nhật Bản; Hàn quốc; Úc và New Zealand, .v.v…
  • Các nước xuất khẩu chính: Trung quốc, Ấn độ, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Indonesia, Mexico, v.v…

2. Về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

a. Hình ảnh minh họa – Bảng 1 (do Gereffi và Memodovic nghiên cứu năm 2003)

Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt May Việt Nam

b. Các số liệu

  • Chuỗi giá trị
Nguyên liệu thô (triệu tấn) Số cọc sợi (triệu cọc) Sản lượng vải ( tỷ mét)
Bông 25,0 250,0 300,0
Xơ nhân tạo 5,0
Xơ hóa học 61,0
Tổng cộng 91,0

Phân bố sản xuất

STT Phân khúc Giá trị Quốc gia Khối lượng (triệu tấn)
1

Sản xuất bông

(triệu tấn)

25,0 Ấn Độ 5,9
Trung Quốc 5,0
Mỹ  3,7
Pakistan 1,7
Brazil 1,5
Úc 0,9
Thổ Nhĩ Kỳ 0,7
Uzbekistan 0,8
Burkina Faso 0,3
Turmenistan 0,3
Malaysia 0,3
Mexico 0,2
Hy Lạp 0,2
2

Sản xuất xơ hóa học

(triệu tấn)

61,0 Châu Á 54,0
Trung Quốc 48,6
Việt Nam 0,5
3

Sản xuất sợi

(triệu cọc)

250,0 Trung Quốc 110,0
Ấn Độ 51,0
Pakistan 13,0
Indonesia 12,0
Bangladesh 11,0
Việt Nam 7,5
Châu Mỹ 15,0
Châu Âu 13,0
Châu Phi 5,0
4

Sản xuất vải

(tỷ mét)

300,0 Trung Quốc 180,0
Ấn Độ 50,0
Pakistan 15,0
Bangladesh 10,0
Indonesia 8,0
Thổ Nhĩ Kỳ 7,0
Việt Nam 2,8

3. Một số khái niệm trong chuỗi giá trị

a. Lý thuyết đường cong nụ cười (smiling curve theory)

  • Từ lâu, khoa học quản trị kinh doanh đã chia quá trình chế tạo và tiêu thụ sản phẩm ra thành 7 bước là (i) Nghiên cứu – Phát triển (R&D); (ii) Xây dựng thương hiệu; (iii) Thiết kế sản phẩm; (iv) Sản xuất; (v) Phân phối; (vi) Marketing; (vii) Bán hàng và dịch vụ hậu mãi.
  • Trong ngành dệt may thì 7 bước ấy gồm: (i) R&D; (ii) Thiết kế sản phẩm; (iii) Mua sắm vật tư; (iv) Sản xuất; (v) Vận chuyển; (vi) Phân phối và (vii) Marketing. Đây là cốt lõi chuỗi giá trị của ngành.
  • Từ những năm 80 của thế kỷ 20 người ta đã nhận thấy nếu cùng một suất đầu tư cho các phân khúc trong chuỗi giá trị nêu trên thì khu vực sinh lời nhất là (i) và (vii); tiếp đến là (ii) và (vi); sau đó là (iii) và (v); cuối cùng là (iv),  như minh họa trong đồ thị dưới đây (thường được gọi là đường cong nụ cười – smiling curb):
  • Lý thuyết này có thể áp dụng vào mỗi phân khúc trong chuỗi như kéo sợi, dệt vải hoặc trên toàn chuỗi để cho ra sản phẩm cuối cùng là quần áo, v.v…

b. Các hình thức sản xuất

  • Tham gia vào chuỗi giá trị này có 4 hình thức tổ chức sản xuất gồm (i) Sản xuất Thương hiệu gốc (OBM – Original Branding Manufacture); (ii) Sản xuất Thiết kế gốc (ODM – Original Designing Manufacture); (iii) Sản xuất Thiết bị gốc (OEM – Original Equipment Manufacture); và (iv) Gia công (Processing) và trong lĩnh vực may thì được gọi là CMT (Cut, Make, Trim).
  • Các hình thức sản xuất này khác nhau về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Hình thứcCông việc (theo smiling curve)Ghi chú
OBMChỉ làm (i) và (vii) Chỉ làm (i), (vi), (vii) Chỉ làm (i), (ii), (vi), (vii) Chỉ làm (i), (ii), (iii), (vi), (vii)Nhượng quyền thương hiệu Thuê ODM Thuê OEM Thuê CMT
ODMLàm từ (ii), (iii), (iv) Chỉ làm (ii), (iii)Làm cho OBM Làm cho OBM và thuê CMT làm (iv)
OEMChỉ làm (iii) và (iv)Làm thuê cho OBM hoặc ODM
CMTChỉ làm (iv)Làm cho OBM, ODM hoặc OEM
  • Giá trị mang lại của mỗi phương thức sản xuất trên cũng rất khác nhau, cụ thể: 

Ví dụ về giá trị gia tăng trong chuỗi

Phân khúc Nguyên liệu thô (US$/Kg) Kéo sợi (US$/Kg) Sản xuất vải (US$/Kg Phương thức may (US$/Kg)
CMT OEM ODM OBM
Giá trị 2,00 3,50 10,0 5,0 24,0 36,0 >50
Gia tăng   1,75 lần 5,0 lần   12 lần 18 lần >25 lần

Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị

Hình thức Quốc gia sở hữu
OBM Đứng đầu là Ý, Pháp, Anh, Mỹ; tiếp đến là Đức, Nhật, Hàn Quốc
ODM Đứng đầu là Hongkong, Hàn Quốc; tiếp đến là Đài Loan, Thái Lan
OEM Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia
CMT Bangladesh, Việt Nam, Campuchia, Myanmar

II. Toàn cảnh dệt may Việt Nam

  1. Quá trình phát triển
  • Chính sách “mở cửa nền kinh tế” là tiền đề cho ngành dệt may Việt Nam tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Thực vậy, trước năm 1990 ngành dệt may Việt Nam rất nhỏ bé và chỉ hoạt động ở trong nước do bị cấm vận. Từ năm 2000, sau khi bình thường hóa qua hệ với Mỹ và chế độ hạn ngành trong thương mại quốc tế bị xóa bỏ, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đã nhanh chóng tới Việt Nam đầu tư vào ngành dệt may nhằm khai thác những nguồn tài nguyên sẵn có là lao động giá rẻ, dồi dào; chi phí thuê mặt bằng thấp, giá điện thấp cùng nhiều ưu đãi về thuế. Ngành dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc:

Dệt may Việt Nam – So sánh giữa năm 2000 và năm 2018 – Bảng 2

STT Hạng mục Đơn vị tính Năm Ghi chú
2000 2018
1 Quy mô ngành Tỷ US$ 2,00 26,00 Tăng 13 lần
2 Doanh thu Tỷ US$ 2,00 42,00 Tăng 21 lần
3 Xuất khẩu Tỷ US$ 1,85 36,5 Tăng 20 lần; bình quân 15%/ năm
4 Lao động Triệu người 0,20 3,6 Tăng 18 lần
5 Số cọc sợi Triệu 1,00 9,70 Tăng 9.7 lần
6 Tổng FDI Tỷ US$ 0,00 18,00 Đầu tư nước ngoài
7 Tỷ trọng của FDI % 0,00 70,00  
  • Năm 2018, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới (sau Trung quốc và Ấn độ), hàng may mặc Việt Nam được xuất đi 100 quốc gia trên thế giới trong đó, thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn quốc lần lượt chiếm 49%, 16%, 14% và 12%.

2. Hiện trạng dệt may Việt Nam (31/12/2018) – Bảng 3

Mục Nguyên liệu (tấn)   Sản xuất sợi Sản xuất vải    
Sản phẩm Bông Xơ Visco Xơ PE Sợ Filament   Tấn Tỷ mét   Quần áo
Sản lượng          

9.700.000

cọc sợi

     
Sản xuất trong nước 1.000 0 110.000

210.000

1+2+3

=2.110.000 (tấn)

1.800.000 3,50

(6)

=9,7 

tỷ mét

36,00

tỷ US$

Nhập khẩu 1.570.000 50.000   480.000   200.000 6,50   1,00
Xuất khẩu 0 0 0 180.000   1.250.000 0,30   30,50
Nhu cầu trong nước

1.670.000

(1)

50.000

(2)

390.000

(3)

510.000

(4)

 

750.000

(5)

9,70

(6)

   

III. Thực trạng tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu của dệt may Việt Nam

  • Với 42 tỷ US$ doanh thu, 36,5 tỷ US$ xuất khẩu (tương đương 87%); Đứng thứ 3 trên thế giới về xuất và 4 thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc đã chiếm 91% tổng kim ngạch cho thấy mức độ tham rất rộng của dệt may Việt Nam vào các chuỗi giá trị của dệt may thế giới.
  • Mặt khác, đem liên kết Bảng 1 và Bảng 3 thì thấy sự tham gia này còn rất sâu:
Thế giới Nguyên liệu thô Nguyên phụ liệu May mặc

Tham gia mạng lưới xuất khẩu toàn cầu

Tham gia mạng lưới bán lẻ, tiếp thị toàn cầu

Việt Nam nhập khẩu 1.570.000 tấn bông

50 tấn xơ Visco

280.000 tấn xơ PE

480.000 tấn sợi Filament

200.000 tấn sợi

6,5 tỷ mét vải Không Không
Việt Nam xuất khẩu Không

1.800.000 tấn xơ PE

1.300.000 tấn sợi

0,3 tỷ mét vải
  • Điểm lại quá trình phát triển, có thể thấy ngành dệt may Việt Nam đã gắn vào chuỗi giá trị toàn cầu ngay từ khi các FDI tới mở nhà máy. Tuy vậy, mối gắn kết vào các chuỗi giá trị toàn cầu hoặc lỏng lẻo, dễ bị tổn thương hoặc hiệu quả thấp, cụ thể:
  • Dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào bông nhập khẩu với phương thức mua bán thuần túy là thương mại, không gắn gì với chuỗi giá trị; 
  • Trong ngành tồn tại 2 thành phần là FDI và doanh nghiệp thuần Việt. Hiện FDI chiến trên 70% quy mô ngành, tỷ trọng xuất khẩu.
  • Hầu hết công ty mẹ của các FDI đều gắn chặt với các chuỗi giá trị toàn cầu và đang hoạt động theo phương thức ODM hoặc OEM (cá biệt có vài trường hợp là OBM) nhưng nhà máy của họ tại Việt Nam thì chủ yếu hoạt động theo phương thức CMT;
  • Trong khi đó, các doanh nghiệp thuần Việt mới chỉ giao dịch thương mại với đối tác bên ngoài (thông qua việc mua bông, bán sợi trong phân khúc kéo sợi) hoặc làm gia công (CMT) trong phân khúc may.
  • Phân khúc sản xuất vải trong nước đang bị tụt hậu. Việc không tích cực tham gia sản xuất vải trong nước đối với các FDI là do thời cơ chưa chín mùi còn với các doanh nghiệp thuần Việt là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
  • Cũng chính vì vậy mà ngay ở trong nước, với một thị trường không hề nhỏ của 94 triệu dân với mức tiêu thụ hàng may mặc năm 2018 là 5,5 tỷ US$ thì các doanh nghiệp Việt cũng chưa tạo cho mình được những chuỗi giá trị bền vững.   

IV. Các vấn đề của dệt may Việt Nam và hệ quả

STT

Các vấn đề

Hệ quả

 

 

 

1

 

 

Nút thắt cổ chai tại khâu đoạn sản xuất vải

Ngành kéo sợi gặp khó khăn do phải tìm đường xuất khẩu cho 2/3 sản lượng (1,3 triệu tấn năm 2018) trong bối cảnh thị trường thế giới bị thu hẹp (chỉ còn thị trường Trung quốc là chính), nhu cầu liên tục giảm và mức độ cạnh tranh gay gắt;

Ngành dệt may lệ thuộc nặng nề vào vải nhập khẩu, mất đi tính chủ động, dễ bị tổn thương;

Ngành may lệ thuộc nặng vào phương thức gia công (trên 70%), giá trị thấp, không bền vững.

Nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội to lớn do CPTPP và các FTA mang lại.

 

 

2

 

Thiếu họach định vùng miền cho phát triển

Sản xuất bị phân tán, thiếu liên kết theo chuỗi, gia tăng chi phí và thời gian làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa;

Khó khăn trong việc xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, bên vững trong đó có cả vấn đề nhà ở cho người lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

 

 

3

Thiếu tầm nhìn dài hạn trong hoạch định chiến lược

Thiếu các chủ trương, chính sách hợp lý, kịp thời

Tạo ra sự phát triển không đồng bộ, gây mất cân đối trong chuỗi cung ứng của ngành.

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngay trên sân nhà.

Nguồn: Vcosa

Tag:

ICA logoA4: 420x150 Ads