- Về bối cảnh
- Vị trí, vai trò của ngành dệt may đối với đất nước
- Là ngành kinh tế trọng điểm, có kim ngạch xuất khẩu lớn mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho 3,6 triệu lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp.
- Góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy quá trình đô thị hóa và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp khác.
- Sẽ tiếp tục tồn tại và có vị trí vững chắc trong nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm tới.
- Yêu cầu đối với ngành dệt may
- Tạo nền tảng vững chắc cho dệt may Việt Nam phát triển trong ổn định và bền vững;
- Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10% trong giai đoạn 2019 đến 2025 và 5% trong giai đoạn từ 2026 đến 2035.
- Những việc cần phải làm
- Hoạch định và thúc đẩy việc hình thành các trung tâm dệt may tại Bắc, Trung, Nam;
- Xác định tầm nhìn, sứ mạng và hoạch định chiến lược phát triển trong dài hạn.
- Gia tăng sản xuất vải trong nước thông qua thu hút FDI và thúc đẩy hợp tác đầu tư với doanh nghiệp trong nước nhằm đáp ứng được nhu cầu của ngành may;
- Kết nối vững chắc khâu đoạn sản xuất sợi với sản xuất vải trong nước, đưa các phương thức OEM, ODM vào sản xuất may mặc.
- Xây dựng thương hiệu thời trang phục vụ thị trường nội địa và xuất sang một số nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myamar;
- Các điều kiện thuận lợi cho phát triển dệt may Việt Nam
- Sự tiếp tục dịch chuyển của phân khúc sản xuất trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu (theo lý thuyết đường cong nụ cười) hướng về Việt Nam;
- Tác động của CPTPP, FTA thông qua lộ trình dỡ bỏ thuế gắn với yêu cầu sản xuất vải;
- Tác động của sáng kiến Một vành đai, một con đường (BRI) của Trung quốc;
- Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung;
- Sự lớn mạnh của ngành dệt may Việt Nam;
- Các chủ trương, chính sách đúng đắn và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ (Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Kế hoạch phát triển
- Kế hoạch phát triển ngành giai đoạn 2019 – 2025
- Đạt tốc độ tăng trưởng ngành bình quân 10% năm từ 2018 đến 2025
- Đến 2020 vải sản xuất trong nước đáp ứng được 45% nhu cầu ngành may;
- Đến 2025 vải sản xuất trong nước đáp ứng được 45% nhu cầu ngành may;
Chi tiết như sau:
Đơn vị tính: tỷ mét
Năm | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Nhu cầu | 9,70 | 10,67 | 11,74 | 12,91 | 14,20 | 15,62 | 17,18 | 18,90 |
Kế hoạch đáp ứng | 40% | 41% | 45% | 48% | 52% | 56% | 60% | 65% |
Sản lượng cần có | 3,88 | 4,37 | 5,28 | 6,19 | 7,38 | 8,75 | 10,31 | 12,30 |
Hiện trạng | 3,20 | |||||||
Thiếu hụt | 0,68 | |||||||
Yêu cầu tăng | 1,17 | 0,91 | 0,91 | 1,19 | 1,37 | 1,56 | 1,99 | |
Tổng sản lượng đến năm 2025 là | 12,30 | |||||||
Tổng sản lượng vải gia tăng từ 2019 đến 2025 dự kiến là | 9,10 |
- Đến năm 2025 đạt doanh thu 80 tỷ US$, tăng gấp 2 lần so với năm 2018.
2. Triển vọng của ngành đến năm 2035
- Việt Nam năm 2035:
- Dân số là 120 triệu người (tăng bình quân 1% năm)
- GDP dự kiến đạt 840 tỷ US$ (thu nhập bình quân đầu người là 7.000 US$/năm);
- Chi tiêu bình quân đầu người cho thời trang dự kiến là 300 US$/năm (hiện chi tiêu cho thời trang bình quân đầu người của Việt Nam, thế giới, Mỹ, Trung quốc lần lượt là US$ 60; 125; 1.000; 320);
- Quy mô thị trường thời trang trong nước là 36 tỷ US$.
- Triển vọng của ngành dệt may:
- Doanh thu toàn ngành dệt may sẽ là 120 tỷ US$ trong đó:
- Xuất khẩu đạt 84 tỷ US$
- Tiêu thụ nội địa đạt 36 tỷ US$;
- Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới (vì cả Trung quốc và Ấn độ sẽ phải nhập khẩu hàng may mặc).
III. Các đề xuất cơ chế, chính sách
- Xây dựng các mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất vải trong nước theo tinh thần Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Đơn vị tính: tỷ mét
Năm | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Nhu cầu | 9,70 | 10,67 | 11,74 | 12,91 | 14,20 | 15,62 | 17,18 | 18,90 |
Kế hoạch đáp ứng | 40% | 41% | 45% | 48% | 52% | 56% | 60% | 65% |
Sản lượng cần có | 3,88 | 4,37 | 5,28 | 6,19 | 7,38 | 8,75 | 10,31 | 12,30 |
Hiện trạng | 3,20 | |||||||
Thiếu hụt | 0,68 | |||||||
Yêu cầu tăng | 1,17 | 0,91 | 0,91 | 1,19 | 1,37 | 1,56 | 1,99 | |
Tổng sản lượng đến năm 2025 là | 12,30 | |||||||
Tổng sản lượng vải gia tăng từ 2019 đến 2025 dự kiến là | 9,10 |
2. Quy hoạch vùng miền để phát triển trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp Hải Hà – Quảng Ninh (2000 ha); Rạng Đông – Nam Định (1500 ha), Bàu Bàng – Bình Dương (1000 ha), Bình Hiệp – Long An (200 ha) và Sóc Trăng; Muốn sản xuất 1 tỷ mét vải/năm thì cần diện tích đất là 500ha và 33.000 m3 nước/ngày. Để có thêm 9,5 tỷ mét (vào năm 2025), cần 4.500ha đất công nghiệp và 320.000 m3 nước/ngày.
3. Thống nhất từ trung ương tới địa phương về môi trường đầu tư cũng như các yêu cầu về pháp lý, thủ tục hành chính; Bổ sung quy định cho phép và khuyến khích đầu tư nhuộm không thải (bằng CO2); Bỏ ngay các giấy phép con cấm nhuộm gia công tại một số địa phương như Tây Ninh, Long An, Bình Dương;
4. Ban hành các chính sách, rõ ràng về ưu đãi đầu tư, quy chuẩn xử lý nước thải, khí thải, rác thải;
5. Tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống;
6. Tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho sự phát triển của ngành.
7. Xây dựng các chương trình hỗ trợ, đào tạo, tiếp cận nguồn vốn cho các nhà sản xuất vải trong nước muốn mở rộng sản xuất; nhà kéo sợi trong nước muốn tham gia vào việc sản xuất; các nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp dệt nhuộm. (tiếp cận nguồn vốn bảo vệ môi trường, phát triển nhà ở cho công nhân, xúc tiến đầu tư, các trợ giúp kỹ thuật về xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn,…);
8. Giao Bộ Công thương làm đầu mối của các chương trình hỗ trợ;
9. Hỗ trợ các Hiệp hội chuyên ngành trong việc:
- Thực hiện các chương trình khảo sát, nghiên cứu thị trường;
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực đại diện ngành, liên kết hội viên, kết nối giao thương và tham vấn chính sách.
Nguồn: VCOSA