For advertisement CCI 11/23-06/24 A1: ICA Bremen x VCOSA A1: ECV

Dệt may Việt Nam phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU

Nhóm phân tích cho rằng triển vọng của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2022 sẽ đi theo sau sự phục hồi của dệt may Mỹ và E.U.

Tỷ trọng xuất khẩu dệt may 9 tháng năm 2021

Theo nhóm phân tích của CTCK VNDIRECT, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giảm 2,07% so với cùng kỳ trong quý 3/2021 và 0,91% so với quý trước do hoạt động sản xuất bị ngưng trệ trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.

Ông Nguyễn Đức Hảo, chuyên viên phân tích của VNDIRECT cho biết, tổng doanh thu quý 3/2021 của các công ty dệt may niêm yết giảm 4,8% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng quý 3/2021 tăng 1,8% so với cùng kỳ nhưng giảm 48,1% so với quý trước.

Phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU

Người tiêu dùng Mỹ và E.U đã ghi nhận nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 29,9% so với cùng kỳ lên 82,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc tăng 24,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, CPI đối với quần áo và phụ kiện quần áo của E.U cũng tăng lần lượt 3,6% và 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8/2021 và tháng 9/2021. VNDIRECT kỳ vọng rằng triển vọng của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2022 sẽ đi theo sau sự phục hồi của dệt may Mỹ và E.U.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 4,9% vào năm 2022 và nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2022 sẽ quay trở lại mức 2019, đạt khoảng 740 tỷ USD. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 38 tỷ USD (+8,5% so với dùng kỳ) và 43 tỷ USD (13,1% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp sợi nội địa hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá

Trong quý 3/2021, các nhà sản xuất sợi nội địa đã phối hợp với các công ty tư vấn và làm việc với Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam về vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi polyester filament xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá 17,4% đối với sợi polyester

Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) đã áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Trung Quốc và các nhà sản xuất sợi nước ngoài khác, có hiệu lực kể từ tháng 10/2021. Theo quyết định của Bộ Công Thương, hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá 17,45%. Trong khi các nhà sản xuất sợi của Ấn Độ, Indonesia và Malaysia sẽ lần lượt chịu mức 54,9%, 21,9% và 21,3%.

Ông Nguyễn Đức Hảo cho rằng mục tiêu chính của việc áp thuế chống bán phá giá là Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu sợi tái chế chính vào Việt Nam. Trong 6 tháng năm 2021, lượng sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 156.500 tấn, chiếm 60% tổng lượng sợi polyester nhập khẩu của Việt Nam, trong đó có 20.000 tấn là sợi tái chế.

Tag:

ICA logoCCI - Banner A4 - 2023/24
A4: ICA Bremen x VCOSAA4: ECV