Trả lời công văn số 600/XNK-CN, ngày 07/10/2022 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Liên quan đến việc nhập khẩu bông của các doanh nghiệp sợi Việt Nam và vấn đề bất hợp lý trong giao dịch thương mại nhập khẩu bông, theo thông tin nêu tại công văn số 600/XNK-CN, ngày 07/10/2022 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương kèm theo văn bản số E-40463264-519/78622660, ngày 29/9/2022 của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) có phúc đáp như sau:
- Một số phản ánh của các doanh nghiệp (DN) sợi Việt Nam dựa trên thực trạng chung hiện nay. Thông qua chuyến công tác và khảo sát thực tế của VCOSA cùng với Hiệp hội Bông Quốc tế (ICA) hồi tháng 10.2022 vừa qua, chúng tôi đã ghi nhận được những thông tin sau đây:
- Các DN Việt Nam nhập khẩu bông từ nước ngoài đều bị ảnh hưởng bởi cơ chế bồi thường thiếu công bằng như đã nêu tại công hàm. Thông thường trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu DN sợi Việt Nam (được hiểu là bên mua) chậm trễ trong việc mở Thư tín dụng (L/C) sẽ bị phạt bồi thường. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, các Shipper (được hiểu là bên bán) không bị áp dụng mức phạt tương tự.
- Đề cập tới sự thiếu công bằng, trường hợp thường gặp nhiều nhất chính là sự thiệt thòi (thiệt hại) đối với bên mua là khi giá bông xuống thấp, DN Việt Nam chưa kịp mở LC thì chắc chắn sẽ bị áp dụng mức phí phạt bồi thường. Nhưng khi giá bông lên cao, thì bên bán điềm nhiên trì hoãn giao hàng, giao hàng trễ, giao “nhỏ giọt” khiến cho DN mất thêm nhiều thời gian và chi phí nhận hàng tại cảng mà các Shipper không phải chịu bất cứ hình thức phạt nào do chậm trễ.
- Ngoài việc giao hàng chậm trễ, Shipper còn thực hiện giao hàng không đúng chất lượng bông so với cam kết trong hợp đồng. Họ sẵn sàng chấp nhận chịu phạt và bồi thường theo quy định của luật ICA ban hành. Tuy nhiên, mức bồi thường dựa theo bộ luật của ICA lại rất thấp so với giá trị trong hợp đồng. Dẫn đến việc Shipper vẫn còn có lợi nhuận, và bên chịu thiệt hại vẫn là DN mua bông.
2. Biện pháp:
- DN Việt Nam thường lựa chọn kỹ đối tác uy tín để làm ăn lâu dài. Tránh những phiền phức không đáng có.
- Tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, DN chấp nhận hy sinh quyền lợi khi thị trường bông thế giới có biến động.
- Liên kết, đoàn kết các DN sợi trong nước, cùng với VCOSA để tố cáo các đơn vị kinh doanh bông thất tín và vi phạm trong quá trình giao dịch.
- Liên kết, đoàn kết các DN sợi toàn cầu, cùng với VCOSA và các Hiệp hội ngành sản xuất sợi thế giới đề xuất và kiến nghị lên ICA có động thái điều chỉnh bộ quy tắc và quy định hợp tình hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích đồng thời cả 2 bên bán và mua bông thay vì chỉ thiên về một phía người bán.
- Ngoài ra, DN Cần hiểu và nắm rõ các Quy định và quy tắc trong bộ luật của Hiệp hội Bông Quốc tế ICA trước khi thực hiện giao dịch mua bông. Tham khảo Bộ Quy chế và Quy tắc tại đường link: https://ica-ltd.org/safe-trading/bylaws-rules/
- ICA có một bảng so sánh chất lượng “Value differences VDC” để so sánh các chất lượng bông từ các nơi trên thế giới. Các trọng tài cũng sẽ dựa trên các bảng này để xem xét các sự thay đổi của chất lượng bông. Do đó, các bên nên dựa vào bảng này để làm căn cứ thương lượng. Tham khảo tại: https://ica-ltd.org/resources/
- Trong hợp đồng nên ghi đích danh các điều khoản được sử dụng trong các bộ luật được tham chiếu, và làm rõ thêm nếu cần thiết để làm cơ sở giải quyết khi có tranh chấp.
- Các mức phạt cũng như mức đền bù nên được ghi rõ trong hợp đồng trong trường hợp người mua hàng chi trả chậm trễ, hoặc khi người bán giao hàng không đúng thời hạn hoặc sai chất lượng.
- Trước khi ký kết hợp đồng, các bên cần phải thương lượng kỹ về các điều luật; mức phạt, mức đền bù, cũng như nên xác định danh tính người bán, số năm kinh nghiệm giao thương của người bán, để có thể có được một giao dịch an toàn.
- Lựa chọn đối tác có uy tín, lịch sử giao dịch an toàn để ký kết hợp đồng.
3. Ý kiến đề xuất:
Sau chuyến công tác và khảo sát của VCOSA và ICA, tổng hợp những ý kiến đóng góp từ phía các bên, VCOSA đề xuất một số nội dung để có thể giải quyết vấn đề về cơ chế thiếu công bằng giữa bên bán và mua bông dẫn đến sự bất hợp lý trong giao dịch thương mại thời gian dài:
- Hành động ưu tiên, cấp thiết là việc kiến nghị ICA áp dụng phí phạt đối với “Bên Bán” dựa trên nguyên tắc công bằng.
- Để hành động trên mang lại hiệu quả, chúng tôi, VCOSA và các DN sợi Việt Nam hoàn toàn ủng hộ và sẽ góp sức vào quá trình kiến nghị này bằng hoạt động phối hợp tập thể trên bình diện quốc tế với các hiệp hội và cơ quan chức năng có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu bông nhằm giải quyết vấn đề nói trên.
Download toàn công văn tại đây